建築鉄骨一次加工会社 : 村瀬鉄工所.
Đây là hình ảnh chụp được lúc tham quan.
Dưới mỗi hình đều có chú thích. Anh em đọc rồi cho ý kiến.
Nếu có dịp, sau này anh em mình sẽ tự tổ chức đi lại lần nữa.
Về phần máy móc, bữa nào anh em mình dựa vào số hiệu máy, điều tra thử coi giá cả, công nghệ thế nào.
Đây là công ty chuyên về gia công thép chữ H : khoan lỗ (孔明け), cắt đoạn(切断),đẽo tròn góc hàn(開先),làm nhám bề mặt để tăng ma sát(ショート)
Công trường khá rộng, có khoảng 6 máy cắt đoạn, khoan lỗ, và các máy khác. Đi đâu cũng gặp mỗi thép chữ H.
Ở Nhật, các công ty gia công thép khá chuyên môn. Công ty này chỉ gia công thép chữ H. Thép trụ, tròn sẽ có 1 cty khác. Rồi thép bảng lại cũng có cty riêng.
Máy khoan lỗ.
Đầu tiên, thép được đưa từ nhà máy sản xuất (JFE,日鉄,...) đến thẳng cty này. Thép ở nhà máy có chiều dài tiêu chuẩn (5,10,...m).
Cty như Biken sẽ đưa bản vẽ gia công chi tiết xuống cty 村瀬 này. Họ sẽ chuyển bản vẽ thành dữ liệu số (NC data), đưa vào máy. Máy sẽ tự động khoan lỗ đúng vị trí như bản vẽ.
1 loai máy khoan tự động khác
Đây là các mũi khoan
Sau khi khoan lỗ xong, sẽ chuyển qua công đoạn cắt khúc.
Đây là máy cắt khúc. Máy cắt khúc bằng cách dùng cưa (のこぎり).
Cận cảnh lưỡi cưa. Có video quay cảnh cưa.
Máy đang cưa...
Sau khi cưa xong...
...sẽ chuyển qua máy đẽo tròn góc hàn (開先)
Đưa thép chạy vào máy...
Cận cảnh máy đẽo...
Sau khi đẽo xong
Toàn bộ quá trình này đều được tự động hóa thông qua hệ thống điều khiển này
Màn hình nhập dữ liệu
Cuối cùng là cồng đoạn làm nhám bề mặt để tăng ma sát : đưa vào bên trong máy này. Máy sẽ bắn ra vô số những viên bi sắt bé li ti, làm bề mặt bị vố số vệt lõm cực bé → mặt sẽ bị nhám, ma sát tăng lên.
Cận cảnh máy làm nhám bề mặt
Trước khi đưa vào máy, nhân viên phải cạo hết các sắt vụn còn dính trên vật liệu trong quá trình khoan, cắt, đẽo. Nếu không, mấy vụn săt rơi vào bên trong máy , sẽ làm máy bị hư
Đây là vụn sắt sau khi khoan lỗ.
Trong quá trình gia công thép, 1 trong những thiết bị quan trong nhất là máy treo (床上げクレーン).
Máy sẽ được lắp đạt lên thanh đỡ trên trần nhà, nhờ việc di chuyển dọc của thanh đỡ, và bẩn thân máy lại di chuyên ngang trên thanh đỡ, nên máy treo có thể di chuyển tự do đến bất kì điểm nào trong tòa nhà.
Máy treo có nhiều cấp độ : 2.8 tấn, 5 tấn.
Để điều khiển các loại máy này, cần các bằng cấp (資格) nhất định : 床上げクレーン操作資格 (từ 0-3 tấn, 3 tấn trở lên),...
Để móc cáp treo (ワイヤ) vào, cũng cần phải có bằng cấp : 玉掛け. Anh em trong thời gian ở Nhật cũng nên cố gắng lấy 2 loại bằng này
Nhìn có vẻ đơn giản, nhưng thực ra rất nguy hiểm. Chi cần bấm nhầm nút : lùi thay vì tới, thì nguyên đống thép đang treo sẽ đập vào người liền.
Hay như lúc treo, móc như thế nào, đứng ở vị trí nào, xung quanh có người không, dưới chân có chướng ngại vật ko,làm thế nào để vật bị móc ít rung nhất có thể,... Tât cả đều cần phải được đào tạo bài bản. Nếu có thời gian, chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề này. Hoặc 1 người đi học, rồi về chỉ lại cho anh em (^0^)
Đây là bộ phận điều khiển máy treo.
Có 2 loại : hữu tuyến (ペンダント), vô tuyến (無線).
Hình trên là hữu tuyến.
Cả 2 loại đều cần những bằng cấp khác nhau. Vô tuyến khó lấy hơn hữu tuyến.
Đây là hình ảnh chụp được lúc tham quan.
Dưới mỗi hình đều có chú thích. Anh em đọc rồi cho ý kiến.
Nếu có dịp, sau này anh em mình sẽ tự tổ chức đi lại lần nữa.
Về phần máy móc, bữa nào anh em mình dựa vào số hiệu máy, điều tra thử coi giá cả, công nghệ thế nào.
Đây là công ty chuyên về gia công thép chữ H : khoan lỗ (孔明け), cắt đoạn(切断),đẽo tròn góc hàn(開先),làm nhám bề mặt để tăng ma sát(ショート)
Công trường khá rộng, có khoảng 6 máy cắt đoạn, khoan lỗ, và các máy khác. Đi đâu cũng gặp mỗi thép chữ H.
Ở Nhật, các công ty gia công thép khá chuyên môn. Công ty này chỉ gia công thép chữ H. Thép trụ, tròn sẽ có 1 cty khác. Rồi thép bảng lại cũng có cty riêng.
Máy khoan lỗ.
Đầu tiên, thép được đưa từ nhà máy sản xuất (JFE,日鉄,...) đến thẳng cty này. Thép ở nhà máy có chiều dài tiêu chuẩn (5,10,...m).
Cty như Biken sẽ đưa bản vẽ gia công chi tiết xuống cty 村瀬 này. Họ sẽ chuyển bản vẽ thành dữ liệu số (NC data), đưa vào máy. Máy sẽ tự động khoan lỗ đúng vị trí như bản vẽ.
1 loai máy khoan tự động khác
Đây là các mũi khoan
Sau khi khoan lỗ xong, sẽ chuyển qua công đoạn cắt khúc.
Đây là máy cắt khúc. Máy cắt khúc bằng cách dùng cưa (のこぎり).
Cận cảnh lưỡi cưa. Có video quay cảnh cưa.
Máy đang cưa...
Sau khi cưa xong...
...sẽ chuyển qua máy đẽo tròn góc hàn (開先)
Đưa thép chạy vào máy...
Cận cảnh máy đẽo...
Sau khi đẽo xong
Toàn bộ quá trình này đều được tự động hóa thông qua hệ thống điều khiển này
Màn hình nhập dữ liệu
Cuối cùng là cồng đoạn làm nhám bề mặt để tăng ma sát : đưa vào bên trong máy này. Máy sẽ bắn ra vô số những viên bi sắt bé li ti, làm bề mặt bị vố số vệt lõm cực bé → mặt sẽ bị nhám, ma sát tăng lên.
Cận cảnh máy làm nhám bề mặt
Trước khi đưa vào máy, nhân viên phải cạo hết các sắt vụn còn dính trên vật liệu trong quá trình khoan, cắt, đẽo. Nếu không, mấy vụn săt rơi vào bên trong máy , sẽ làm máy bị hư
Đây là vụn sắt sau khi khoan lỗ.
Trong quá trình gia công thép, 1 trong những thiết bị quan trong nhất là máy treo (床上げクレーン).
Máy sẽ được lắp đạt lên thanh đỡ trên trần nhà, nhờ việc di chuyển dọc của thanh đỡ, và bẩn thân máy lại di chuyên ngang trên thanh đỡ, nên máy treo có thể di chuyển tự do đến bất kì điểm nào trong tòa nhà.
Máy treo có nhiều cấp độ : 2.8 tấn, 5 tấn.
Để điều khiển các loại máy này, cần các bằng cấp (資格) nhất định : 床上げクレーン操作資格 (từ 0-3 tấn, 3 tấn trở lên),...
Để móc cáp treo (ワイヤ) vào, cũng cần phải có bằng cấp : 玉掛け. Anh em trong thời gian ở Nhật cũng nên cố gắng lấy 2 loại bằng này
Nhìn có vẻ đơn giản, nhưng thực ra rất nguy hiểm. Chi cần bấm nhầm nút : lùi thay vì tới, thì nguyên đống thép đang treo sẽ đập vào người liền.
Hay như lúc treo, móc như thế nào, đứng ở vị trí nào, xung quanh có người không, dưới chân có chướng ngại vật ko,làm thế nào để vật bị móc ít rung nhất có thể,... Tât cả đều cần phải được đào tạo bài bản. Nếu có thời gian, chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề này. Hoặc 1 người đi học, rồi về chỉ lại cho anh em (^0^)
Đây là bộ phận điều khiển máy treo.
Có 2 loại : hữu tuyến (ペンダント), vô tuyến (無線).
Hình trên là hữu tuyến.
Cả 2 loại đều cần những bằng cấp khác nhau. Vô tuyến khó lấy hơn hữu tuyến.