Hôm nay em tiếp tục làm hồ sơ dự toán. Có mục 溶融亜鉛メッキ (mạ kẽm nhúng nóng) nên em đọc thêm, và muốn viết về mảng này. Nghe nhiều về mục này nhưng hiểu chi tiết thì không nhiều lắm. Vì kiến thức mảng này trên trang web của hiệp hội mạ kẽm của Nhật hơi dài nên bài về khoảng này em xin phép viết theo series nhé.
Mạ kẽm nhúng nóng là kỹ thuật nhúng vật liệu thép vào dung dịch kẽm tan chảy ở nhiệt độ cao, cấu thành nên một lớp màng bảo vệ bên ngoài bề mặt.
Vật liệu được mạ kẽm sẽ không phát sinh gỉ sét. Mạ kẽm khác so với sơn hay mạ điện, bởi vì sắt và kẽm kết hợp chặt chẽ với nhau thông qua tầng hợp kim tạo bởi sắt và kẽm, nên cho dù trải qua thời gian dài đi nữa, lớp mạ kẽm vẫn không bị bung ra.
Tính năng chống ăn mòn của kỹ thuật mạ kẽm nhúng nóng có 2 đặc trưng lớn là vai trò lớp phủ bảo vệ và vai trò là "vật thế thân"
*Vai trò lớp phủ bảo vệ chống gỉ có tác dụng cấu thành nên lớp màng oxit kẽm không cho nước và không khí thấm qua ngăn chặn quá trình oxi hoá.
*Vai trò "vật thế thân" chống ăn mòn. Trong trường hợp xuất hiện vết xước nay nứt trên bề mặt mạ kẽm, để lộ lớp sắt bên trong thì lớp kẽm xung quanh vết nứt sẽ bảo vệ điện hoá tức là tan chảy và phản ứng trước sắt, làm cho lớp sắt bên trong không bị ăn mòn.
Tài liệu tham khảo
http://www.aen-mekki.or.jp/mekki/tabid/72/Default.aspx
Mạ kẽm nhúng nóng là kỹ thuật nhúng vật liệu thép vào dung dịch kẽm tan chảy ở nhiệt độ cao, cấu thành nên một lớp màng bảo vệ bên ngoài bề mặt.
Vật liệu được mạ kẽm sẽ không phát sinh gỉ sét. Mạ kẽm khác so với sơn hay mạ điện, bởi vì sắt và kẽm kết hợp chặt chẽ với nhau thông qua tầng hợp kim tạo bởi sắt và kẽm, nên cho dù trải qua thời gian dài đi nữa, lớp mạ kẽm vẫn không bị bung ra.
Tính năng chống ăn mòn của kỹ thuật mạ kẽm nhúng nóng có 2 đặc trưng lớn là vai trò lớp phủ bảo vệ và vai trò là "vật thế thân"
*Vai trò lớp phủ bảo vệ chống gỉ có tác dụng cấu thành nên lớp màng oxit kẽm không cho nước và không khí thấm qua ngăn chặn quá trình oxi hoá.
*Vai trò "vật thế thân" chống ăn mòn. Trong trường hợp xuất hiện vết xước nay nứt trên bề mặt mạ kẽm, để lộ lớp sắt bên trong thì lớp kẽm xung quanh vết nứt sẽ bảo vệ điện hoá tức là tan chảy và phản ứng trước sắt, làm cho lớp sắt bên trong không bị ăn mòn.
Tài liệu tham khảo
http://www.aen-mekki.or.jp/mekki/tabid/72/Default.aspx