Xin tiếp nối series về vật liệu thép và các tính chất cơ bản
Đầu tiên của phần tính chất cơ bản em xin giới thiệu về quan hệ giữa ứng suất và biến dạng của vật liệu thép.
Hình trên mô tả khái quát kết quả thí nghiệm kéo vật liệu thép (Mẫu thử được quy định theo tiêu chuẩn JIS Z 2241-1980).
Trục đứng biểu diễn ứng suất kéo σ, trục ngang biểu diễn độ biến dạng ε. những giá trị này được tính bằng công thức sau đây
σ=P/A ε=⊿/L P: độ lớn lực kéo
A: diện tích mặt cắt mẫu thử khi chưa tác dụng lực
L: khoảng cách chuẩn dùng để đo độ kéo dãn
⊿: độ kéo dãn giữa 2 điểm lấy làm chuẩn
1/ Điểm kofuku: việc vật liệu vượt quá giới hạn đàn hồi và chuyển sang trạng thái dẻo gọi là kofuku. Tại điểm kofuku sẽ có 2 giá trị được ghi là: kofuku dưới 下降伏点 (điểm B) và kofuku trên 上降伏点 (điểm A). Giá trị ứng suất tại 2 điểm này chỉ sai khác nhau vài %. Tuy nhiên nếu tốc độ tác dụng lực chậm thì điểm kofuku trên sẽ không hiện rõ ràng. Từ sau điểm kofuku dưới thì dù là ứng suất không thay đổi nhưng vẫn xuất hiện dòng chảy biến dạng dẻo. Hay còn gọi là "trường nhảy" (おどり場). Sau đó vật liệu tiếp tục hoá cứng và ứng suất lại tăng lên.
2/ Ứng suất kofuku: về mặt lực học thì chúng ta chỉ chú ý tới ứng suất σy tại điểm kofuku dưới, nhưng về thí nghiệm vật liệu thì chỉ xem xét điểm kofuku trên. Những vật liệu chứa hàm lượng Cacbon cao, có cường độ kéo lớn thì "trường nhảy" sẽ không rõ ràng, và trong nhiều trường hợp sẽ không thấy điểm kofuku. Trong TH này tại điểm biến dạng ban đầu phát sinh 0.2%, vẽ 1 đường thẳng song song với đồ thị sẽ được điểm ứng suất kofuku. Trong bộ quy chuẩn JIS thì gọi là tải lực.
3/ Điểm bắt đầu biến dạng hoá cứng (歪硬化開始点): Là điểm C trong hình 1. Tại đây do biến dạng hoá cứng mà ứng suất lại tăng lên lần nữa. Biến dạng ứng với điểm này tuỳ theo từng loại vật liệu sẽ khác nhau.
4/ Cường độ kéo (引張り強さ): là điểm mà tại đó ứng suất đạt giá trị cực đại σmax ứng với lúc tải trọng cực đại. Điểm D
5/ Tỷ số kofuku (降伏比): Là tỷ số của tải lực hay ứng suất tại điểm kofuku đối với cường độ kéo. Đối với vật liệu SS400 tỷ số này vào khoảng 0.6~0.7%, nhưng đối với vật liệu cường độ kéo lớn thì vào khoảng 0.8%. Tỷ số này càng cao thì từ lúc kofuku cho đến lúc phá hoại sẽ diễn ra rất nhanh, lượng biến dạng dẻo cũng giảm xuống. Ngược lại tỷ số này càng nhỏ thì vật liệu được cho là có tính dẻo.
6/ Độ giãn (伸び) và độ thắt (絞り): biến dạng giãn tại điểm bị phát hoại E gọi là độ giãn. Biểu thị độ giãn biến dạng dẻo của cự li 2 điểm chuẩn bằng độ phần trăm %. Tại chỗ bị phá hoại, vì xảy ra biến dạng thắt nên gọi là độ thắt được biểu thị bằng tỷ số phần trăm của diện tích mặt cắt tại vị trí đó lúc nguyên mẫu với sau khi bị phá hoại.
7/ Tỷ số young E: được biểu diễn bằng độ dốc A', thông thường có giá trị E=205kN/mm2
8/ Hệ số E tiếp tuyến Et(接線係数Et): là độ dốc của đường cong tại mỗi điểm sau khi giai đoạn tỷ lệ OA'
9/ Hệ số biến dạng hoá cứng(歪硬化係数): giá trị lớn nhất trong 2 giá trị: hệ số tiếp tuyến tại vùng hoá cứng và độ dốc Ét tại điểm bắt đầu hoá cứng.
10/ Tỷ số poison ν: là tỷ số giữa biến dạng theo phương mặt cắt so với biến dạng theo phương trục trong thí nghiệm kéo vật liệu. Đối với vật liệu thép tỷ số này vào khoảng 0.25~0.33
11/ Hệ số đàn hồi cắt (せん断弾性係数)G: là tỷ số của biến dạng theo phương mặt cắt so với ứng suất cắt tại vùng đàn hồi. Được tính bằng công thức sau:
G=E/2(1+ν)
*Trong thí nghiệm nén vật liệu thép cũng nhận được kết quả tương đối giống đồ thì hình 1, nhưng không bị phá hoại.
Tài liệu tham khảo:
基礎からの鉄骨構造
建築材料をまなぶ
Đầu tiên của phần tính chất cơ bản em xin giới thiệu về quan hệ giữa ứng suất và biến dạng của vật liệu thép.
Hình trên mô tả khái quát kết quả thí nghiệm kéo vật liệu thép (Mẫu thử được quy định theo tiêu chuẩn JIS Z 2241-1980).
Trục đứng biểu diễn ứng suất kéo σ, trục ngang biểu diễn độ biến dạng ε. những giá trị này được tính bằng công thức sau đây
σ=P/A ε=⊿/L P: độ lớn lực kéo
A: diện tích mặt cắt mẫu thử khi chưa tác dụng lực
L: khoảng cách chuẩn dùng để đo độ kéo dãn
⊿: độ kéo dãn giữa 2 điểm lấy làm chuẩn
1/ Điểm kofuku: việc vật liệu vượt quá giới hạn đàn hồi và chuyển sang trạng thái dẻo gọi là kofuku. Tại điểm kofuku sẽ có 2 giá trị được ghi là: kofuku dưới 下降伏点 (điểm B) và kofuku trên 上降伏点 (điểm A). Giá trị ứng suất tại 2 điểm này chỉ sai khác nhau vài %. Tuy nhiên nếu tốc độ tác dụng lực chậm thì điểm kofuku trên sẽ không hiện rõ ràng. Từ sau điểm kofuku dưới thì dù là ứng suất không thay đổi nhưng vẫn xuất hiện dòng chảy biến dạng dẻo. Hay còn gọi là "trường nhảy" (おどり場). Sau đó vật liệu tiếp tục hoá cứng và ứng suất lại tăng lên.
2/ Ứng suất kofuku: về mặt lực học thì chúng ta chỉ chú ý tới ứng suất σy tại điểm kofuku dưới, nhưng về thí nghiệm vật liệu thì chỉ xem xét điểm kofuku trên. Những vật liệu chứa hàm lượng Cacbon cao, có cường độ kéo lớn thì "trường nhảy" sẽ không rõ ràng, và trong nhiều trường hợp sẽ không thấy điểm kofuku. Trong TH này tại điểm biến dạng ban đầu phát sinh 0.2%, vẽ 1 đường thẳng song song với đồ thị sẽ được điểm ứng suất kofuku. Trong bộ quy chuẩn JIS thì gọi là tải lực.
3/ Điểm bắt đầu biến dạng hoá cứng (歪硬化開始点): Là điểm C trong hình 1. Tại đây do biến dạng hoá cứng mà ứng suất lại tăng lên lần nữa. Biến dạng ứng với điểm này tuỳ theo từng loại vật liệu sẽ khác nhau.
4/ Cường độ kéo (引張り強さ): là điểm mà tại đó ứng suất đạt giá trị cực đại σmax ứng với lúc tải trọng cực đại. Điểm D
5/ Tỷ số kofuku (降伏比): Là tỷ số của tải lực hay ứng suất tại điểm kofuku đối với cường độ kéo. Đối với vật liệu SS400 tỷ số này vào khoảng 0.6~0.7%, nhưng đối với vật liệu cường độ kéo lớn thì vào khoảng 0.8%. Tỷ số này càng cao thì từ lúc kofuku cho đến lúc phá hoại sẽ diễn ra rất nhanh, lượng biến dạng dẻo cũng giảm xuống. Ngược lại tỷ số này càng nhỏ thì vật liệu được cho là có tính dẻo.
6/ Độ giãn (伸び) và độ thắt (絞り): biến dạng giãn tại điểm bị phát hoại E gọi là độ giãn. Biểu thị độ giãn biến dạng dẻo của cự li 2 điểm chuẩn bằng độ phần trăm %. Tại chỗ bị phá hoại, vì xảy ra biến dạng thắt nên gọi là độ thắt được biểu thị bằng tỷ số phần trăm của diện tích mặt cắt tại vị trí đó lúc nguyên mẫu với sau khi bị phá hoại.
7/ Tỷ số young E: được biểu diễn bằng độ dốc A', thông thường có giá trị E=205kN/mm2
8/ Hệ số E tiếp tuyến Et(接線係数Et): là độ dốc của đường cong tại mỗi điểm sau khi giai đoạn tỷ lệ OA'
9/ Hệ số biến dạng hoá cứng(歪硬化係数): giá trị lớn nhất trong 2 giá trị: hệ số tiếp tuyến tại vùng hoá cứng và độ dốc Ét tại điểm bắt đầu hoá cứng.
10/ Tỷ số poison ν: là tỷ số giữa biến dạng theo phương mặt cắt so với biến dạng theo phương trục trong thí nghiệm kéo vật liệu. Đối với vật liệu thép tỷ số này vào khoảng 0.25~0.33
11/ Hệ số đàn hồi cắt (せん断弾性係数)G: là tỷ số của biến dạng theo phương mặt cắt so với ứng suất cắt tại vùng đàn hồi. Được tính bằng công thức sau:
G=E/2(1+ν)
*Trong thí nghiệm nén vật liệu thép cũng nhận được kết quả tương đối giống đồ thì hình 1, nhưng không bị phá hoại.
Tài liệu tham khảo:
基礎からの鉄骨構造
建築材料をまなぶ